Những kiến thức về mụn cơm mà bạn nên biết và cách nhận biết mụn cơm

Mụn cơm là loại mụn mọc mà rất nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân, tuy rằng mụn cơm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó chịu hay đau đớn nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin vì thiếu thẩm mỹ khi mọc ở trên vùng mặt, đặc biệt là ở quanh mắt.

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm còn có tên gọi khác là mụn cóc. Mụn là dạng tăng cao của da tạo thành nốt sủi nhỏ lành tính trên da do virus HPV-papilloma gây ra. Không giống như các bệnh về mắt khác, mụn cơm có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể như tay, chân, hay cũng có thể quanh mặt, quanh mắt. Mụn có màu trắng hoặc hơi đục, sờ có cảm giác thô ráp và không đau.

Mụn cơm có đặc điểm lành tính, không gây đau. Mụn chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Phía trên các nốt mụn sẽ có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, đó là những mao mạch bị huyết khối.

Xem thêm:

Vì sao bị mụn cơm?

Mụn cơm hay còn gọi là mụn hạt cơm do virus HPV gây ra. Theo các bác sĩ da liễu, có tới hơn 100 chủng loại virus HPV. Loại virus này có thể xâm nhập và sinh trưởng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể gây mụn cơm ở tay, mụn cơm ở lòng bàn chân, mụn cơm ở quanh mắt hay ở bộ phận sinh dục. Những virus gây tổn thưởng trên da u nhú, mụn cóc phổ biến là loại 1, 2, 3, 10…

Nhận biệt mụn cơm như thế nào?

Mụn cơm là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp. Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên.

Mụn cơm có thể xảy ra ở lòng bàn chân với biểu hiện là nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với những chấm đen li ti.

Mụn cơm sinh dục là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lây qua đường sinh dục. Mụn có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu hoặc trong ống hậu môn. Ở phụ nữ mụn cơm sinh dục có thể mọc trong âm đạo.

Mụn cơm phẳng thường nhỏ và mềm hơn các loại mụn cơm thông thường, mọc ở mặt hoặc chân, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

Điều trị mụn cơm như thế nào?

Mụn cơm là bệnh lành tính và có thể tự biến mất sau 1 – 2 năm do sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số trường hợp lạ lây lan rất nhanh ra xung quanh, gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khi mọc ở môi, quanh mắt. Đôi khi chính việc không gây ra biến chứng như đau nhức nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. Để điều trị mụn cơm hiệu quả, hiện nay có khá nhiều phương pháp:

  • Áp lạnh: Phương pháp này còn có tên gọi là phun nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, mô chết sẽ tự bong ra trong vòng một tuần sau đó.
  • Cantharidin: là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu. Chất này thường được phối hợp thêm với một số hóa chất khác, sau đó được bôi lên mụn cơm. Thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da sau vài ngày.
  • Vi phẫu: Các nốt mụn cơm sẽ được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ thực hiện cho các nốt mụn ở phía lưng hay phía chân, hoặc trong trường hợp không đáp ứng được các biện pháp điều trị khác.
  • Phẫu thuật laser: Phương pháp này khá tốn kém, cũng có thể để lại sẹo và thường chỉ dành cho những trường hợp bị mụn cơm khó chữa.

Bên cạnh đó, mụn cơm còn có thể chữa lành ngay tại nhà bằng cách dùng thuốc hỗ trợ, không cần đến những quá trình phức tạp như trên. Duocpham.com xin giới thiệu Thuốc trị mụn cơm Ibokorori, là sản phẩm được xách tay từ Nhật Bản về do tập đoàn dược phẩm Yokohama sản xuất. Đây là sản phẩm thuốc trị mụn cóc tốt nhất tại Nhật Bản đã mang lại hiệu quả cho hàng ngàn người bệnh. Ibokorori là loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả số 1 tại Nhật Bản và được ưa chuộng trong nhiều năm qua. Các hoạt chất trong thuốc Ibokorori giúp tạo độ ẩm cho da, tiêu diệt virus HPV nhanh chóng, làm bong nốt mụn cóc trên da một cách dễ dàng. Các nốt mụn cóc được nhẹ nhàng đẩy lên khỏi bề mặt da mà không gây đau rát hay ngứa ngáy như một số loại thuốc trị mụn cóc thông thường khác.