Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SP02 cầm tay

Thiết bị đo nồng độ oxy trong máu hiện nay là sản phẩm rất cần thiết cho mọi gia đình. Cách sử dụng đúng cách cũng giúp cho gia đình nhận được kết quả chuẩn xác nhất. Hãy cùng duocpham.com tìm hiểu các hướng dẫn sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nên sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu?

Máy đo nồng độ Oxy Spo2 được sử dụng nhiều trong y tế tại các bệnh viện, phòng khám và cơ sở y tế. Máy đo nồng độ Oxy trong máu được sử dụng chủ yếu cho các bệnh nhận gặp vấn đề trở ngại về hô hấp như: viêm phổi, hen xuyễn, viêm phế quản, người nhiễm Covid-19, sức khỏe yếu, nồng độ Oxy bão hòa trong máu thấp. Những người có sức khỏe yếu, luyện tập thể dục hoặc vận động mạnh, leo núi cao,…

Đặc biệt, với tình hình dịch bệnh bùng nổ, diễn biến phức tạp, có rất nhiều ca F0 trong cộng đồng, thì máy Spo2 đang là thiết bị cần có trong mỗi gia đình. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 dễ gặp tình trạng suy hô hấp, nồng độ Oxy trong máu giảm. Chính vì vậy, một chiếc máy đo Spo2 rất hữu ích cho bạn lúc này. Nó giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe, lượng Oxy bão hòa trong cơ thế và nhịp tim. Từ đó, phát hiện sớm những nguy cơ và có biện pháp cấp cứu kịp thời.

Cấu tạo của máy đo SpO2 cầm tay

Để tiến hành đo nồng độ Oxy trong máu, bạn đặt đầu ngón tay vào giữa hai khe và màn hình sẽ hiển thị chỉ số nồng độ Oxy trong máu sau vài giây. Máy đo nồng độ Oxy trong máu hoạt động dựa trên cơ chế quang phổ kế (sắc ký) và cơ chế xung động kế (xung động ký).

Sở dĩ máy có thể đưa ra các thông số về sức khỏe của bạn chính xác và nhanh chóng chỉ qua đầu ngón tay là nhờ vào công nghệ quang điện. Khi đặt một đầu ngón tay vào bộ phận thăm dò, phần nhựa trên (tiếp xúc với móng tay) sẽ tạo ra ánh sáng phát quang và phần nhựa dưới (tiếp xúc với da tay) là bộ phận dò ảnh, chúng kết hợp tạo thành bộ phận đầu dò.

Khi máy hoạt động, máy đo Spo2 sẽ tạo ra xung điện từ gồm 2 chùm tia có bước sóng khác nhau xuất phát từ phần nhựa trên móng tay qua ngón tay xuống bộ phận dò ảnh. Đặc biệt, 2 chùm tia này hội tụ tại điểm kẹp ở đầu ngón tay.

Cuối cùng, bộ phận thăm dò sẽ tiếp nhận tín hiệu và hình ảnh từ bộ phận dò ảnh. Các thông tin và hình ảnh được xử lý qua các mạch điện và bộ vi xử lý để cho ra kết quả hiển thị trên màn hình máy đo.

Nguyên lý sử dụng máy đo nồng độ oxy đúng cách 

Có lẽ đây là những câu hỏi được nhiều quý khách quan tâm, với bài viết chia sẻ sau đây, Thương Hiệu Thiết Bị Y Tế – Viện Y Tế mong rằng quý khách sẽ có thêm được nhiều kiến thức hơn trong việc sử dụng thiết bị máy đo nồng độ oxy trong máu, cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị hữu ích này!

Việc theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong quá trình tập luyện thể thao cường độ cao hoặc với những người có sẵn bệnh lý như tim mạch, huyết áp, hen suyễn.

Máy đo nồng độ oxy trong máu ( Spo2 ) là thiết bị đo sự bão hòa oxy (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim, giúp người dùng kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể và đưa ra cách xử lý nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe.

Cơ thể con người có 5 dấu hiệu sinh tồn cơ bản là nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu. Máy đo nồng độ oxy trong máu dùng để đo nồng độ oxy trong máu và đo nhịp tim.

Trong đại dịch COVID-19, có nhiều bệnh nhân được bệnh viện tiếp nhận với tình trạng oxy xuống thấp đến mức nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nặng hay thậm chí là tử vong. Hơn nữa, kể cả khi không trong quá trình chiến đấu với dịch bệnh, các bác sĩ cũng khuyến khích mỗi gia đình nên chuẩn bị một thiết bị để theo dõi sức khỏe và kịp thời ứng biến.

Vì vậy, máy đo nồng độ oxy trong máu là một sự lựa chọn thông minh để nhận ra kịp thời các triệu chứng bất thường của cơ thể. Không chỉ dành cho việc kiểm tra các nguy cơ nhiễm virus Corona, bạn còn có thể sử dụng máy này để theo dõi các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, khó thở hay thậm chí là các bệnh về tim mạch.

Tính năng:

- Nút Power: khi thiết bị tự động tắt, bạn có thể giữ nút Power để khởi động thiết bị. 

- Chức năng hiển thị: để chọn định dạng hiển thị kết quả mong muốn (dạng thẳng đứng, dạng ngang), nhấn nút chức năng trong quá trình máy hoạt động. 

- Có bốn định dạng hiển thị khác nhau để lựa chọn: Chức năng cài đặt menu: để vào menu cài đặt, đầu tiên bạn phải thiết lập định dạng hiển thị dưới dạng ngang. Để hiển thị trình đơn cài đặt, nhấn và giữ nút chức năng. Bạn có thể thiết lập các thông số sau trong menu cài đặt: độ sáng màn hình, báo động, kích hoạt/vô hiệu hóa truyền dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và tải dữ liệu đến một máy tính. 

- Chỉnh độ sáng màn hình: Để thiết lập độ sáng màn hình, bật máy và giữ nút chức năng. Trong trình đơn cài đặt, chọn mục đơn "Brightness". 

- Có bốn mức độ sáng khác nhau để lựa chọn. Để thiết lập độ sáng màn hình mong muốn, nhấn và giữ nút chức năng. 

- Để thoát trình đơn cài đặt, chọn "Exit" ở mục trình đơn và xác nhận bằng cách nhấn và giữ nút chức năng.

Cài đặt báo động: 

- Bật máy. Nhấn và giữ nút chức năng. Các menu cài đặt sẽ hiển thị trên màn hình. 

- Trong trình đơn cài đặt, chọn "Alarm" và xác nhận bằng cách nhấn và giữ nút chức năng. 

- Sử dụng các nút chức năng để lựa chọn các thông số mong muốn. Bạn có thể thiết lập các thông số sau trong menu báo động.

Xem thêm: Review sản phẩm đo nồng độ oxy trong máu SP02 Chido C101B1

Bật mí 5 tiêu chí bạn cần biết để lựa chọn máy đo nồng độ oxy trong máu chuẩn nhất năm 2022

Các bước sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SP02

- Bước 1: Kiểm tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tùy loại máy)

- Bước 2: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.

- Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

- Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

Các lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SP02

- Trước khi đo bạn phải kiếm tra pin, không để pin trong tình trạng báo hết. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đo của máy. 

- Xoá 2 bàn tay với nhau trong khoảng 5-10s để ngón tay nóng lên, lúc đó sẽ có độ chuẩn nhất hơn. 

- Không đánh móng tay, sử dụng móng tay da hoặc móng tay quá dài khi cho vào máy. Điều này khiến chỉ số không đạt chuẩn và khiến ngón tay của bạn đau.

- Không được cử động ngón tay trong quá trình đo nồng độ oxy.

- Một số trường hợp sau sử dụng thường có kết quả không quá chuẩn xác: co thắt mạch máu, hạ đường huyết,..... 

- Không sử dụng thiết bị ngay lập tức sau khi di chuyển từ môi trường lạnh sang nóng, để tránh ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và độ chính xác.

- Không sử dụng các vật sắc nhọn để tác động vào thiết bị gây hư hỏng.

- Trường hợp bạn tạm thời không có nhu cầu sử dụng trong một thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi máy.

Bài viết trên mong giúp ích được cho người tiêu dùng hiểu hơn về sản phẩm đo nồng độ oxy tronng máu và lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé! 

Xem thêm: Top 5 máy đo nồng độ oxy trong máy mini chất lượng nhất năm 2022

Thiết bị đo nồng độ oxy trong máu SP02 Chido C101B1 - Công nghệ Nhật Bản