Bệnh Eczema ( còn được gọi là bệnh Chàm )
Bệnh chàm không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở phía Bắc. Bệnh chàm không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu không tìm hiểu và chữa kịp thời sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu vì mất thẩm mỹ, da yếu dần và dễ mắc những bệnh khác cho làn da. Bệnh này nếu không được chữa dứt điểm sẽ dễ bị tái đi tái lại nhiều lần.
Một số triệu chứng dễ thấy bằng mắt thường: nổi mụn nước theo mảng, ngứa ngáy, mụn có mủ, khổ ráp đến chảy máu.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh Chàm:
- Tiếp xúc quá nhiều với các bánh xà phòng, chất hoá học, chất tẩy rửa như dầu rửa bát, vim nhà vệ sinh,...
- Một số người có làn da nhạy cảm dễ kích ứng với thời tiết thay đổi thất thường, tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn độc hại ngoài môi trường.
- Do gen di truyền của gia đình, người trước mắc bệnh dẫn đến người thế hệ sau cũng dễ bị bệnh chàm theo.
Bệnh nổi mề đay
Người bệnh thường gặp tình trạng da bị nổi mẩn đỏ cả một vùng một cách đột ngột. Bạn có thể dễ dàng nhận biết một số thông qua các triệu chứng sau đây:
Một vùng da ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh sẽ cảm thấy vùng da ngứa dần dần nóng rát. Và xu hướng ngứa tăng mạnh sau vài tiếng. Người bệnh không nhận biết vấn đề bệnh gãi quá nhiều có thể dẫn đến chảy máu.
Một số triệu chứng nguy hiểm hơn khi để bệnh kéo dài như có cảm giác mệt mỏi, khó thở, cơ thể nóng ran, vùng gãi dễ bị nhiễm trùng mọc mụn nước có mủ,...
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nổi mề đay:
Do thời tiết: thời tiết thất thường kiến cho đề kháng của cơ thể xuống thấp dễ dàng virus xâm nhập, tạo điều kiện cho virus gây hại phát triển trong cơ thể.
Một số bệnh nhân dị ứng với các loại hải sản: gây ngứa toàn thân, các chất trong hải sản phản ứng ngược với cơ thể làm cho cơ thể nổi mề đay.
Yếu tố di truyền mặc dù không cao nhưng đây cũng là nguyên nhân gây ra nổi mề đay ở bệnh nhân
Nổi mề đay tuy không nguy hiểm với những người có thể trạng bình thường. Tuy nhiên, ở trẻ em và phụ nữ mang thai nếu để tình trạng bệnh lâu dài thì rất nguy hại, ảnh hưởng đến các dây thần kinh bên trong. Một số trường hợp bị sốc phản vệ và không chữa đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tử vong không đáng mong muốn.
Da bị ngứa ngáy do da khô
Bệnh về da này thường hay gặp vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể dễ bị mẫn cảm với thời tiết. Các mạch máu giãn ra khiến cho huyết tương trong máu tràn ra bên ngoài gây ra hiện tượng các mô sưng tấy và gây ngứa ngáy khó chịu. Bởi vì, cơ thể sản sinh ra chất histamin chất làm cho cơ thể có cảm giác ngứa ngáy. Tình trạng này người bệnh càng gãi thì lại càng thấy ngứa, gãi nhiều sẽ khiến cho da bị tổn thương và chảy máu gây đau đớn.
Nguyên nhân của bệnh này là do thời tiết khô hanh, cơ thể không có khả năng tiết ra mồ hôi và các chất béo để bảo vệ làn da.
Nên phòng tránh trước khi có nguy cơ bị bệnh
Sau đây là một số cách giúp bạn có thể phòng tránh những bệnh trên một cách hiệu quả và không có khả năng mắc bệnh.
1.Bôi kem dưỡng da
Sử dụng kem dưỡng da thường xuyên để giúp cho làm da luôn được mịn màng và nuôi dưỡng các chất dinh dưỡng sâu dưới da. Da đủ chất béo sẽ có khả năng bảo vệ da khiến cho da không gặp tình trạng nổi mề đay, bệnh chàm, ngứa ngáy do thời tiết.
Bảo vệ da dưới những tác động xấu của môi trường và ánh nắng mặt trời.
Một số sản phẩm kem dưỡng da hiệu quả được nhiều người tin tưởng sử dụng:
Kem dưỡng da Silky Hands
Kem dưỡng da Pháp
Kem dưỡng da Maycreate
Kem dưỡng da Isana
2.Vệ sinh sạch sẽ cơ thể
Tắm rửa thường xuyên, đặc biệt ở những vùng dễ tiết da dầu và vùng kín để làn da luôn được thông thoáng, thoải mái.
Tắm với nước đủ ấm không được quá nóng hoặc quá lạnh. Tắm nước quá nóng lâu da mất đi chất nhờn và yếu khiến cho da dễ khô dễ ngứa ngáy khó chịu.
3.Uống đủ nước
Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể và ăn những nguồn thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
4.Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng và các chất độc hại
Những bệnh nhân dễ bị dị ứng với hải sản nên cân nhắc trước khi ăn để tránh tình trạng nổi mề đay.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại, chất tẩy rửa. Nên sử dụng găng tay khi sử dụng các chất trên để làn da không dễ bị tổn thương.
Khi có hiện tượng của các bệnh trên không nên gãi quá mạnh và có thể đến bác sĩ để khám và chữa dứt điểm khi bệnh còn nhẹ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc không phù hợp với bệnh để tránh gây phản tác dụng và bệnh nặng hơn nhanh chóng.
Xem thêm: Xóa bỏ tận gốc 'cơn ác mộng' làn da xấu xí, bong tróc, chảy máu vào mùa đông lạnh